Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Cẩn thận với bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ sơ sinh


Ở trẻ sơ sinh, vì vẫn chưa biết nói, nên để biểu hiện cảm xúc buồn vui, đau đớn hay là các trạng thái đau bụng, buồn nôn thì trẻ chỉ biết khóc.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi ở thể trạng bình thường, cứ sau khoảng 4 giờ thì trẻ sẽ ăn một lần, đi ngoài từ 5-10 lần trong một ngày, phân có màu vàng sậm, đặc không lỏng. Nhưng đối với trẻ bị nhiễm chứng rối loạn thì các bữa ăn sẽ không đúng giờ giấc, lượng sữa, trẻ có biểu hiện nôn ói, trào ngược,... Ngoài ra, những trẻ bị viêm đại tràng, thực quản bé, tắc đường ruột sinh lý thì dễ bị rối loạn đường ruột hơn trẻ bình thường.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ có triệu chứng tiêu chảy dài ngày

Một số bà mẹ cho con bú sai tư thế hay dùng núm vú có kích cỡ không phù hợp sẽ rất dễ làm trẻ bị nôn trớ, đầy bụng do trong khi bú trẻ hút vào trong bụng một lượng không khí từ ngoài vào.
bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ sơ sinh
Bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú sai tư thế cũng dẫn tới tình trạng bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Bên cạnh những hiện tượng trên, các trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ rất hay bị tiêu chảy, táo bón, phân sống, bụng đau quặn, trớ nhiều sữa,... Thêm nữa, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, mặt đỏ, tay chân hay đặt lên bụng, không chịu nằm một chỗ,... Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm, vì trẻ đi ngoài nhiều sẽ bị mất nước, trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ lên cơn sốt, nguy cơ tử vong rất cao.

Cách chăm sóc bé khi bị rối loạn đường ruột

Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến từ sữa như váng sữa, pho-mát,... trong vòng 2 ngày. Để bù lại lượng chất dinh dưỡng này thì các mẹ có thể cho con mình uống nước đường hoặc nước cà rốt ép nhiều lần trong ngày. Thêm nữa, để bù đắp muối khoáng thì bạn có thể mua những gói thuốc muối được bán ngoài hiệu thuốc để pha cho trẻ uống.
Sau thời gian kiêng cữ 2 ngày thì các mẹ lại cho trẻ ăn lại bình thường. Lượng sữa cho trẻ ăn cũng nên tăng từ từ hoặc dùng thêm sữa ngoài dễ tiêu hóa để giúp đường ruột của trẻ ổn định lại

Cách phòng bị cho bé khỏi tiêu chảy, táo bón, các bà bầu cần

Pha sữa bằng nước sôi để nguội, đúng liều lượng, chuẩn tỷ lệ nước (3 nước sôi, 2 nước lạnh).  Cần căn chỉnh lượng sữa cho bé ăn đủ, nếu bé ăn thừa thì bỏ đi, không để lại để dùng tiếp.
Bình sữa cũng cần vệ sinh sạch sẽ, diệt trùng bằng các đun sôi trước khi pha sữa cho trẻ. Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần tránh những thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có cồn,...
Tránh để bé nói chuyện, tiếp xúc người bị bệnh viêm nhiễm như tiêu chảy, ho. Nhất là những người đang bị tiêu chảy, cần cách ly với bé, không nên tiếp xúc nói chuyện gần với trẻ.
Không nên để trẻ chơi với những bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Khi bé bị tiêu chảy thì mẹ cần ngưng cho bé ăn sữa một thời gian. Để bổ sung chất dinh dưỡng thay cho sữa, các mẹ có thể cho bé dùng nước cà rốt hay nước đường. Thời gian ngưng sữa cũng không nên kéo dài, tối đa là 3 ngày, sau đó cho bé dùng sữa lại ngay.
Tiêu chảy là chứng bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em. Vì vậy, khi bắt đầu có hiện tượng của bệnh thì tốt nhất là nên đưa bé đến ngay bệnh viện để khám chữa và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để kéo dài.

Trên đây là một số kiến thức về chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Các bậc cha mẹ có thể dùng để tham khảo, tích lũy kinh nghiệm cho mình. Dựa vào đó để có những giải pháp kịp thời khi trẻ bị mắc bệnh. Và có thể chia sẻ với những người thân xung quanh để tạo một môi trường mạnh khỏe cho các bé. Xem thêm nhiều thông tin hơn tại trang chủ của chúng tôi : http://blogkienthucdongy.blogspot.com/